Thursday, June 4, 2015

Toán lớp 6 Bài 1: Tập hợp _ Phần tử của tập hợp

1. Các ví dụ
- Tập hợp học sinh lớp 6A - Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10
- Tập hợp các chữ cái a, b, c, d

Hình 1: Tập hợp bút



Hình 2: Tập hợp sách
2. Cách viết các ký hiệu - Đặt tên tập hợp bằng chữ cái in hoa
  •                               VD: A= { 0; 1; 2; 3 }
  •                               Hay A= { 1; 2; 3; 0 }
  •                               Hay A= { x \in  N/ x<4}
  •                               o; 1; 2; 3 là các phần tử thuộc tập hợp A
- Các phần tử được viết trong 2 dấu {}
- Giữa các phần tử được ngăn cách bới dấu “,” hoặc dấu “;”
- Thứ tự các phần tử liệt kê tùy ý
- Mỗi phần tử được liệt kê một lần
- Có hai cách để viết 1 tập hợp
Chú ý:
Ký hiệu: \in: Thuộc
\notin: Không thuộc
\varnothing: Tập rỗng

BÀI TẬP
 1. Xác định các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó
a) A là tập hợp các chữ số trong 2012
b) B là tập hợp các chữ cái trong cụm từ “CÁCH MẠNG THÁNG TÁM”
c) C là tập hợp các số tự nhiên có một chữ số
d) D là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số khác nhau và có tận cùng là 5
2. Cho A={a, b, c}  B={b, x, y}
Điền ký hiệu thích hợp vào ô chỗ (….)
x….A                                                    a…..B
b….A                                                     y…..A
3. Trong các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai. Sửa lại câu sai
a) Tập hợp các chữ cái trong cụm từ ” PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP”   là: { P, H, Â, N, T, Ư, C, U, A, T, Â, P, H, Ơ, P}
b) D= { x \in  N/ x<7}, D= { 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}
4. Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử
a) E= { x \in  N/5 < x<10}
b) F= { x \in  N/  1 ≤x<7}

No comments:

Post a Comment