Người ta viết gọn:
- 2.2.2 = 23
- a.a.a.a = a4
a4 đọc là a mũ bốn hoặc a lũy thừa bốn hay lũy thừa bậc bốn của a.
Định nghĩa: Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau mỗi thừa số bằng a
an = a.a.a.a.a.a…………..a ( n thừa số a, n # 0)
a: cơ số; n: số mũ
Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên lũy thừa.
Chú ý:
- a2 còn được gọi là a bình phương (hay bình phương của a)
- a3 là a lập phương (hay lập phương của a)
- Quy ước: a1 = a.
2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
Ví dụ: 23.22 = (2.2.2).(2.2) = 25 = 2(3+2)
Tổng quát: am.an = am+n
Chú ý: Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.
BÀI TẬP
31. Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừaa) 5.5.5.5.5.5.5
b) 6.6.6.6.3.2
c) 2.2.2.3.3
d) 100.10.10.100
32. Viết các kết quả của phép tính sau dưới dạng 1 lũy thừa.
a) 33.34
b) 52.57
c) 75.71
33. Tính giá trị các lũy thừa sau
a) 23; 24; 25; 26; 27; 28; 29; 210
b) 53; 54; 55
LUYỆN TẬP
34. Viết các số sau đây dưới dạng lũy thừa của một sốa) A = 82.324
b) B = 273.94.243
35. Tìm số mũ n sao cho lũy thừa 3n thỏa mãn điệu kiện:
25 < 3n < 250
36. So sánh các cặp số sau:
a) A = 275 và B = 2433
b) A = 2300 và B = 3200
No comments:
Post a Comment