1. Số phần tử của 1 tập hợp
Cho các tập hợp:
A = { Bút }.
B = {a, b}.
C = { 0; 1; 2; 3; …..; 100}
D = { 1; 2; 3; 4; …}
Ta nói : tập hợp A có 1 phần tử, tập hợp B có 2 phần tử, phần tử C có 100 phần tử, phần tử D có vô số phần tử.
Chú ý
Tập hợp không có phần tử nào là tập hợp rỗng
Kí hiệu:
Nhận xét:
Một tập hợp có thể có 1 phần tử, nhiều phân tử, có vô số phần tử hoặc cũng có thể không có phần tử nào.
2. Tập hợp con
B= {1; 2; 3; 4; 5; 6}
C= { 5; 6; 7}
A= {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}
Nếu mọi phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp A thì tập hợp B được gọi là tập hợp con của tập hợp A
Vậy tập hợp B, C là tập hợp con của tập hợp A.
Kí hiệu:
đọc A chứa B, hay B được chứa trong A
đọc A chứa C, hay C được chứa trong A
Chú ý
và ngược lại thì ta nói 2 tập hợp bằng nhau.
Kí hiệu : A=B
BÀI TẬP
16. Cho tập hợp M = { 0; 4; 5; 6; 9 }
a) Viết tập hợp N gốm 3 phần tử là con của tập hợp M
b) Viết tập hợp A chứa tập hợp M, và gốm 10 phần tử.
17. Cho các tập hợp:
A={1; 2; 3; 4; 5; 6}
B={1; 3; 4; 7; 9}
a) Viết tập hợp C các phần tử thuộc B mà không thuộc A
b) Viết tập hợp D các phần tử thuộc A mà không thuộc B
c) Viết tập hợp E các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B
d) Viết tập hợp F các phần tử hoặc thuôc A, hoặc thuộc B
18. Viết các tập hợp sau :
a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x+5 < 14
b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x . 2 < 20
19. Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử:
a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x-9=19.
b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x.0=5
c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x.0=0
LUYỆN TẬP
20. Tập hợp A ={8; 9; 10; …; 20} có 20-8+1=13 phần tử
TQ: Tập hợp các số tự nhiên a đến b có b-a+1 phần tử
Hãy tính số phần tử của tập hợp sau: B={ 10; 11; 12; ……..;98}
21. Tập hợp C={ 8; 10; 12; ….; 30} có ( 30-8):2+1=12 phần tử
TQ:
- Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có ( b-a):2 +1 phần tử.
- Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có ( m-n):2 +1 phần tử.
D= {21; 23; 25;……; 99}
E= {32; 34; 36; ……………108}
No comments:
Post a Comment