Saturday, June 13, 2015

Toán lớp 6 Bài 5: Phép cộng và phép nhân





1. Tổng và tích 2 số tự  nhiên

  • Phép cộng 2 số tự  nhiên bất kỳ cho ta một số tự  nhiên duy nhất gọi là tổng của chúng. 
  • Phép nhân 2 số tự nhiên bất kỳ cho ta một số tự  nhiên duy nhất gọi là tích của chúng.
  • Người ta dùng dấu “+” để chỉ phép cộng, dấu “.” hoặc “x” để chỉ phép nhân.
a
+
b
=
c
Số hạng

Số hạng

Tổng
a
.
b
=
c
Thừa số

Thừa số

Tích
 Chú ý: 
  • Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ  hoặc chỉ có một thừa số bằng số ta có thể không cần viết dấu nhân giữa các thừa số.
Ví dụ a.b=ab; 4.x.y=4xy
  •  Tích của một số với 0 thì bằng 0 => nếu tích của 2 thừa số bằng 0 thì có ít nhất 1 thừa số bằng 0
2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự  nhiên


a) Tính chất giao hoán:
  • Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng không đổi
  • Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích không đổi
b) Tính chất kết hợp
  • Muốn cộng 1 tổng 2 số với 1 số thứ 3 ta có thể cộng số thứ  nhất với tổng của số thứ 2 và thứ 3.
  • Muốn nhân 1 tích 2 số với 1 số thứ 3 ta có thể nhân số thứ  nhất với tích của số thứ 2 và số thứ 3.
c) Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng
  • Muốn nhân 1 số với 1 tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại.
BÀI TẬP
22. Tính nhanh
a) 86 + 357 + 14
b) 25.2.4.27.2
c) 4.37.25
d) 28.64 + 28.36
23. Tìm số tự  nhiên x biết:
a) (x – 34).15 = 0
b) 28.(x – 16) = 18
24. Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng tính nhanh các tổng sau:
a) 996 + 45
b) 37 + 198
25. Cho dãy số sau : 1; 1 ; 2; 3; 5; 8; ……………
Hãy tìm quy luật của dãy số trên và điền tiếp 4 số tiếp theo của dãy.
26. a) Hãy tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân
15.4;                                                           25.12;                                                              125.16
b) Hãy tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
25.12;                            34.11;                                 47.102

No comments:

Post a Comment